Giỏ hàng

BỘ DỤNG CỤ SINH TỒN CẦN THIẾT KHI TREKKING

Năm 1930, Câu lạc bộ The Mountaineers, một tổ chức dành cho những người leo núi, đi bộ đươngf dà và thám hiểm ngoài trời có trụ sở tại Mỹ đã đưa ra danh sách 10 thiết bị cần thiết để sinh tồn ngoài tự nhiên. Qua thời gian, danh sách này đã có thay đổi một chút để phù hợp với thời thế hiện đại. Cùng Tropical Trekking tìm hiểu xem danh sách này có gì nhé.

Cho dù bạn chỉ đi bộ đường dài một quãng ngắn hay cắm trại trong một khu rừng hẻo lánh, bạn sẽ muốn có một số thiết bị sinh tồn tiện lợi để giữ an toàn cho mình. Bất kể bạn chuẩn bị cho chuyến đi bộ bao nhiêu, những điều như qua đêm bất ngờ, thời tiết xấu và chấn thương đều có thể xảy ra. Các tình huống khẩn cấp có thể phát sinh ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Nó xảy ra, ngay cả với những người có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu bạn đã mang theo các thiết bị sinh tồn bên mình, bạn có thể có cơ hội sống sót thoát khỏi nguy hiểm cao hơn.

  1. Thiết bị điều hướng
  2. Đèn pin
  3. Quần áo, mũ chống nắng
  4. Dụng cụ sơ cứu 
  5. Dao
  6. Diêm, bật lửa, bùi nhùi và/hoặc bếp lò
  7. Mền cứu sinh
  8. Thức ăn bổ sung
  9. Thêm nước
  10. Quần áo bổ sung

Thiết bị điều hướng

Các công cụ điều hướng hiện đại bao gồm:

Bản đồ: Một bản đồ địa hình sẽ đồng hành cùng bạn trong bất kỳ chuyến đi nào, nhỏ gọn, tiện lợi, dễ đem theo, cả những vùng không có sóng.

La bàn: Một chiếc la bàn, kết hợp với kiến ​​thức đọc bản đồ, là một công cụ quan trọng nếu bạn bị mất phương hướng ở vùng hẻo lánh.

Thiết bị GPS: Thiết bị GPS cho phép bạn tìm chính xác vị trí của mình trên bản đồ kỹ thuật số.

Tham khảo: Hướng dẫn cách tìm đường và định hướng khi bị lạc trong rừng

Đèn pin

Bạn luôn luôn cần ánh sáng bên mình, đặc biệt là khi leo hang động hoặc vào ban đêm vùng hoang dã. Đèn pin đội đầu là lựa chọn sáng suốt hơn cả. Bởi chúng giúp bạn rảnh tay để thực hiện các công việc khác. Lưu ý là kiểm tra pin của bạn trước chuyên đi. Nếu có thể hãy đem theo pin dự phòng nhé.

Xem thêm: Cách tạo tín hiệu cầu cứu khi bị lạc

Chống nắng

Các tia UV độc hại chính là kẻ thù đáng ghét nhất cho làn da của bạn. Hãy luôn mặc quần áo chống nắng, đội nón có vành để bảo vệ làn da của bạn. Nếu có điều kiện hơn, bạn có thể sắm các loại quần áo chuyên dụng ngăn tia UV. Bôi kem chống nắng, đem kính râm cũng là những giải pháp hữu hiệu để tránh các bệnh về da và mắt khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Dung cụ sơ cấp cứu

Chuẩn bị bộ dụng cụ sơ cấp cứu nhỏ gọn phù hợp với nhu cầu cá nhân của mình chính là đơn thuốc an toàn cho tính mạng của bạn khi bất trắc xảy ra. Bộ dụng cụ nên bao gồm các thiết bị, dụng cụ điều trị vết phồng rộp, băng dính, băng gạc, thuốc khử trùng, thuốc giảm đau,... Lưu ý là độ dài và mức độ nguy hiểm của chuyến đi sẽ ảnh hưởng đến số lượng trong bộ sơ cứu của bạn.

Điều quan trọng là phải mang theo và biết cách sử dụng các vật dụng trong bộ sơ cứu. Các bộ dụng cụ sơ cứu được lắp ráp sẵn giúp bạn không phải phỏng đoán khi tự chế tạo, mặc dù nhiều người cá nhân hóa các bộ dụng cụ này để phù hợp với nhu cầu cá nhân. Bất kỳ bộ dụng cụ nào cũng nên bao gồm các phương pháp điều trị vết phồng rộp, băng dính có kích cỡ khác nhau, một số miếng gạc, băng dính, thuốc mỡ khử trùng, thuốc giảm đau không kê đơn, bút và giấy. Găng tay nitrile cũng nên được bao gồm.

Độ dài của chuyến đi và số lượng người tham gia sẽ ảnh hưởng đến nội dung của bộ dụng cụ của bạn. Bạn cũng nên mang theo một số loại hướng dẫn nhỏ gọn để xử lý các trường hợp khẩn cấp về y tế.

Xem thêm: Bộ First Aid Kit khi đi trekking có những gì?

Dao

Dao rất tiện dụng để sửa chữa thiết bị, chuẩn bị thức ăn, sơ cứu, làm mồi lửa hoặc các nhu cầu khẩn cấp khác, khiến chúng trở thành vật dụng cần thiết cho mọi chuyến đi chơi. Mỗi người lớn trong nhóm của bạn nên mang theo một con dao.

Một con dao gấp gọn là phù hợp cho chuyến đi rừng ngắn ngày của bạn. Nếu bạn đi một mình thì có thể cần con dao to hơn để chặt củi. Hãy lưu ý mang dao khi bạn di chuyển bằng máy bay nhé. Nếu bạn di chuyển bằng máy bay thì nên để dao vào hành lý ký gửi.

Lửa

Mang theo các dụng cụ tạo lửa là cần thiết vô cùng. Lửa giúp bạn giữ ấm, nấu ăn, tạo tín hiệu SOS,... Bạn có thể đem theo hộp diêm, bật lửa,... Lưu ý bảo quản chúng ở nơi khô ráo, chống nước nhé. Nhớ đem theo bùi nhùi để mồi lửa vào những ngày trời mưa. Mách bạn, một miếng nhựa lốp xe sẽ bắt lửa nhanh và bén vô cùng.

Xem thêm: Những cách tạo lửa trại cơ bản

Mền cứu sinh

Mền cứu sinh sẽ bảo vệ bạn khỏi gió, mưa, giữ thân nhiệt nếu chẳng may bạn bị mắc kẹt, bị thương hoặc đi lạc. Mền cứu sinh gọn, nhẹ dễ dàng mang theo bên mình, và chúng có thể trở thành nơi trú ẩn khẩn cấp. 

Thức ăn bổ sung

Bạn nên mang theo dư thức ăn cho mình và bạn đồng hành. Để tránh trường hợp có bất trắc xảy ra khiến chuyến đi của bạn kéo dài, thì bạn vẫn còn đủ thực phẩm để duy trì. Những thanh năng lượng, các loại hạt, trái cây sấy khô,... khá gọn nhẹ và cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

Nước

Một người cần 1,5l-2l nước/ngày, hãy nhớ điều quan trọng là phải mang đủ nước. Nếu bạn hiểu rõ cung đường đi và biết được vị trí các con suối có nước, thì bạn nên đem theo máy lọc nước. Và đừng quên đem theo bình chứa nước nha.

Xem thêm: Bí kíp lọc nước sạch để sinh tồn ngoài tự nhiên

Quần áo dự phòng

Tại sao phải đem theo quần áo dự phòng? Thời tiết có thể thay đổi thất thường, không đúng như dự đoán của bạn. Nếu chẳng may trời mưa, hoặc bạn bị ngã vào vũng lầy, thì có quần áo để thay thế sẽ khiến hành trình tiếp theo dễ chịu hơn nhiều. Đặc biệt là các bạn nữ đến chu kỳ thì nên chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.

Xem thêm: Cách ứng phó với kỳ kinh nguyệt khi đi trekking dành cho phái nữ

 

 

back to top