CUNG ĐƯỜNG TREKKING NỔI BẬT | CON ĐƯỜNG MUỐI HAY CON ĐƯỜNG MÁU LỊCH SỬ
Con đường muối lịch sử bắt nguồn từ rất lâu. Vào khảong Thế kỷ 20 trở về trước, vùng đất Tây Nguyên vẫn luôn trong tình trạng thiếu hụt muối trầm trọng. Ở đây, người dân phải đốt cỏ tranh, lấy tro để làm vị mặn, dùng nêm nếm hằng ngày. Còn muối - nguyên liệu quý giá hơn tất cả các nguyên liệu khác - chỉ ưu tiên dành cho người già và trẻ em.
Trước thế kỷ 20, khi các tuyến đường giao thông chưa phát triển, vùng đất Tây Nguyên vẫn luôn trong tình trạng thiếu hụt muối trầm trọng.
Ở đây, người dân phải đốt cỏ tranh, lấy tro để làm vị mặn, dùng nêm nếm hằng ngày. Còn muối - nguyên liệu quý giá hơn tất cả các nguyên liệu khác - chỉ ưu tiên dành cho người già và trẻ em. Có thể thấy trong lịch sử, rất nhiều người ở Tây Nguyên bị bệnh bướu cổ, lý do chính cũng vì tình trạng thiếu hụt muối trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Để dễ hình dung mức độ khan hiếm và quý giá của muối, những người già trong làng kể lại rằng, chỉ cần giữ một nắm muối trong tay khi đi rừng, cũng có thể bị sát hại.
Người dân ở đây lúc bấy giờ chỉ còn cách đi săn các thú rừng và các sản vật quý hiếm để gùi xuống các vùng giáp biển đổi lấy muối. Các sản vật như: ngà voi, da thú, các loại thuốc quý,… đều nằm trong danh sách những món đồ theo chân họ băng rừng, vượt suối để đến được nơi đổi muối. Chính vì thế, trên con đường này, không ít người đã phải đánh mất mạng sống của mình, bởi thú dữ, bởi địa hình hiểm trở và bởi sự tranh giành sản vật quý giá nhất lúc bấy giờ - muối.
Nhưng bên cạnh đó, con đường giao thương này còn là nguồn gốc của các cuộc trao đổi khác. Chẳng hạn như chóe rượu cần - một nét văn hóa đặc sắc của người Tây Nguyên - được cho là có nguồn gốc từ người Chăm-Pa. Bởi Tây Nguyên hầu như không có nghề làm gốm, họ chỉ làm ra những chiếc nồi đơn giản để chứa các vật dụng khác.
Ngoài ra, tại con đường này cũng nảy sinh một thứ khác, sự kết đôi và tình yêu. Trên con đường hạt muối này, những chàng trai K'Ho đã phải lòng tiếng đàn Chapi cùng những điệu múa của người con gái Raglai, họ kết hôn và có con với nhau, đây cũng là khởi đầu cho những cuộc giao lưu văn hóa thú vị khác.
Sông Pha, Khánh Lê - Khánh Vĩnh là những cung đường giao thương muối nổi bật trong giai đoạn này. Ngày nay, những con đường này hầu như không còn nữa, thay vào đó là những tuyến đường giao thông hiện đại. Việc buôn bán vận chuyển dễ dàng hơn và không còn diễn ra tình trạng khan hiếm muối trầm trọng ở vùng cao nữa. Cũng chính từ đó, con đường muối lịch sử ra đời, nhằm mục đích tưởng nhớ và đi tìm lại những dấu ấn ông cha…