LỬA THIÊNG CAO NGUYÊN - LỬA TRONG VĂN HOÁ DÂN TỘC TÂY NGUYÊN
Nhắc đến Tây Nguyên, người ta thường mường tượng đến những căn nhà rông mái lợp cao vút, những bộ thổ cẩm nhiều màu sắc, chìm đắm trong vũ điệu cồng chiêng ca múa hát. Và không thể nào quên nhắc tới những khía cạnh tâm linh của người K'Ho.
BBQ lửa trại - Trekking cùng Troppical Trekking và nghe về câu chuyện văn hoá
Nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có sự sống con người
Trong quan niệm của người K'Ho ở Lâm Đồng, vũ trụ bao gồm 3 tầng: tầng trời (nơi cư ngụ của thần linh), tầng người sống, và tầng người chết.
Nếu để ý, du khách sẽ thấy hình ảnh ngọn lửa xuất hiện xung quanh cuộc sống của người đồng bào Tây Nguyên, từ căn bếp nho nhỏ cho đến đêm lửa trại mùa lễ hội. Người dân tộc Tây Nguyên rất coi trọng vai trò của Thần Lửa. Thần Lửa được người dân xem như một vị thần phù hộ bình an cho gia đình. Vì thế mà thần lửa xuất hiện trong hầu hết các lễ hội của người dân tộc Tây Nguyên từ lễ lúa mới, đến mừng thọ, mừng năm mới,...
Đối với đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung và người K'Ho nói riêng, ngọn lửa chính lả ngọn lửa thiêng, xua đi những tăm tối, đem lại sự ấm áp cho con người, hướng về cội nguồn xa xưa.
Trekking cùng Troppical Trekking và nghe về câu chuyện văn hoá
Lễ cúng thần Chiêng của người K'Ho
Bởi những ý nghĩa tâm linh đặc biệt mà các lễ cúng thần Lửa được thực hiện hết sức trang trọng. Người dân trong buôn làng nô nức chuẩn bị từ nhiều ngày trước đó với niềm vui hân hoan, phấn khởi. Đến đêm hành lễ thì tụ lại ngôi nhà rông của già làng. Người đàn ông khỏe mạnh thổi ba tiếng tù và báo hiệu cho lễ hội bắt đầu.
Rồi ngọn lửa bừng sáng lên giữa khu rừng thiêng, già làng chắp tay cầu khấn sự bình an cho buôn làng “Ơ…ơ…Yàng…! Hỡi thần Lửa linh thiêng…! Khắp bốn phương Ngài đang ở đâu? Đang trú ngụ ở những cánh rừng phía đông hay thung lũng phía tây - Dù Ngài có ở xa cách năm ngọn đồi, bảy con suối - Chúng con đang làm lễ cúng Ngài - Tre nứa chúng con để sẵn - Đá thiêng chúng con để sẵn - Củi rơm chúng con để sẵn - Chờ Ngài cho lửa - Ngọn lửa sẽ giúp xua đi màn đêm tăm tối - Đem ánh sáng và may mắn về cho buôn làng - Hỡi thần Lửa linh thiêng!…”. Kết thúc lời khấn nguyện, già đưa tay giết những con heo, con gà, con trâu để lấy máu bôi lên những ngọn đuốc. Những ngọn đuốc này được truyền cho các chàng trai khỏe mạnh nhất vùng dưới sự chứng kiến của thần Lửa.
Trong những ngày lễ hội, mọi người chúc nhau những điều bình an, may mắn, giống như Tết Nguyên Đán. Mỗi gia đình sẽ cử một người đại diện đi rước thần Lửa về nhà. Lửa từ nhà rông được đem về và châm vào bếp, khi này chủ nhà sẽ hiến tế một con gà trống và khấn xin thần Lửa ở lại trong căn bếp ấm no.
BBQ lửa trại - Trekking cùng Troppical Trekking và nghe về câu chuyện văn hoá
Lễ hội ăn cơm mới của người Xê Đăng
Người Xê Đăng ở Kon Tum thường tổ chức lễ hội ăn cơm mới với ước nguyện dân làng luôn no đủ. Đón nia vào nhà chính là một nghi thức tượng trưng cho sự ấm no. Trong căn bếp của già làng có ngọn lửa được thắp trên nia, già sẽ có trách nhiệm đem từng nia lửa đến các gia đình trong buôn. Tới nhà nào thì nhà đó ra nhận, và không quên bỏ vô nia lửa một ít trấu từ gạo nhà mình để cầu mong cho sang năm mùa màng bội thu.
Trekking cùng Troppical Trekking và nghe về câu chuyện văn hoá
Hiện nay, nhiều nghi lễ của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên có nhiều thay đổi, không còn giữ được như nguyên bản bởi nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau. Thế nhưng thần Lửa vẫn luôn đồng hành cùng đời sống vật chất và tinh thần của buôn làng. Nếu du khách muốn đến với Tây Nguyên, muốn nghe những câu chuyện xa xưa huyền bí, muốn “du lịch” theo một cách riêng, có Tropical Trekking ở đây.
Chúng ta hãy cùng nhau thắp lên ngọn lửa đượm nồng, khơi lại những câu chuyện cũ, tìm về những nền văn hoá đã bị thất lạc, đặt chân lên con đường bị quên lãng.
Trekking cùng Troppical Trekking và nghe về câu chuyện văn hoá