BÁO CÁO ĐỀ TÀI DU LỊCH TREKKING GẮN VỚI VĂN HÓA K'HO TẠI “HỘI NGHỊ KHOA HỌC TUỔI TRẺ”
Tuần vừa qua, “Hội nghị khoa học tuổi trẻ” lần I đã diễn ra tại trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HBU). Tại hội nghị, báo cáo viên Nguyễn Huỳnh Thanh Phương đã trình bày đề tài tham luận với nội dung "Du lịch trekking gắn với văn hóa tộc người Cơ Ho tại VQG BiDoup Núi Bà: Tiềm năng và thách thức".
Báo cáo tham luận chia sẻ về loại hình du lịch về với thiên nhiên đặc biệt là trekking đang được thu hút bởi các nhóm bạn trẻ ở các thành phố lớn và nước ngoài, kết hợp với văn hóa bản địa đang là xu hướng hiện nay. Và với ưu đãi từ thiên nhiên ban tặng cho VQG BiDoup Núi Bà kết hợp với nền văn hóa lâu đời của tộc người K’Ho (Cơ Ho) tại đây sẽ là một ưu thế lớn để phát triển loại hình này. Tuy nhiên, sự thành công của mô hình này đòi hỏi sự đầu tư và cam kết xây dựng bền vững, lâu dài từ các đơn vị khai thác du lịch, du khách và cả cơ quan chủ quản.
Các thách thức chính bao gồm hạn chế về cơ sở hạ tầng, thiếu nhận thức về tầm quan trọng của bảo tồn văn hóa trong phát triển du lịch, và thiếu nguồn lực tài chính để đầu tư vào các dự án du lịch bền vững.”
Đề tài trekking nhận được nhiều sự quan tâm từ các sinh viên HIU
Ở cuối đề tài tham luận, với đề xuất thành lập Hiệp hội Du lịch Mạo hiểm, đào tạo hướng dẫn viên và nhân viên du lịch chuyên nghiệp có kiến thức về văn hóa K'Ho, nâng cao quảng bá và tiếp thị, thực thi bảo vệ môi trường và văn hóa sẽ là những bước đi đầu tiên thúc đẩy sự phát triển của du lịch thiên nhiên khu vực VQG BiDoup nói chung và trekking gắn liền với văn hóa K’Ho nói riêng. Tất cả sẽ góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bảo tồn văn hóa, cải thiện cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào du lịch lâu dài.
Tiến sĩ Đỗ Xuân Biên - Trưởng Khoa Khoa học Xã hội - Bày tỏ sự quan tâm đến đề tài của báo cáo viên
Bài trình bày của chị Thanh Phương đã nhận được nhiều đánh giá cao từ chủ toạ đoàn là các Phó giáo sư, Tiến sĩ tên tuổi trong ngành. Các đại biểu đều cho rằng đây là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao. Hy vọng rằng những chia sẻ của chị Thanh Phương sẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch trekking gắn với văn hóa bản địa tại VQG Bidoup Núi Bà một cách hiệu quả và bền vững.
Tropical Trekking rất vui được đồng hành cùng nhà nghiên cứu trong quá trình tìm hiểu về đề tài này. Trong tương lai, chúng tôi cũng hi vọng sẽ góp phần nhỏ bé cho các hoạt động liên quan đến sự phát triển du lịch bền vững .
Để xem đầy đủ về báo cáo tham luận, trekker liên hệ Fanpage Tropical Trekking để được cung cấp bản toàn văn.
Tìm hiểu thêm Hội nghị Khoa học tuổi trẻ" lần I năm 2024 tại đây