MẸO TREKKING: NHẬN DIỆN VÀ PHÒNG TRÁNH - Bài 1
Khi bạn dấn thân vào nơi hoang dã thì dù là tự đi khám phá hay đi tour theo đoàn có hướng dẫn viên (tour guide), người hỗ trợ (porter) thì luôn có những rủi ro nhất định
Theo kinh nghiệm Tropical Trekking có được nhiều năm tổ chức các chuyến đi ở thực địa muốn chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm sau:
PHẦN 1: TỪ ĐỘNG VẬT
1.ONG:
Đây là mối đe dọa lớn nhất ở trong rừng, chúng bay trong không trung với số lượng lớn, nếu bạn chặt một cái cây hay ngồi nghỉ gần hốc đá nơi chúng làm tổ khó tránh khỏi việc bị tấn công.
Một con Ong Vò Vẽ thôi cũng khiến bạn bị liệt cơ mặt, nổi mề đay, ngứa toàn thân. Nặng hơn nữa sẽ bị dị ứng nặng, chục con đốt có thể gây SỐC PHẢN VỆ hoặc có thể gây tử vong tại chỗ tức thì.
* PHÒNG TRÁNH : Hãy mở to mắt ra quan sát trước khi chặt hoặc chạm vào bất kỳ cành cây nào, và đừng ngồi nghỉ gần những hốc đá có khả năng chúng làm tổ trong đó.
* CHỮA TRỊ :
- Loại bỏ ngòi chích của ONG ra bằng nhíp và rửa vết dốt bằng nước muối/ xà phòng.
- Chuẩn bị sẵn thuốc Kháng Histamin như : Cetirizine và thuốc thoa ngoài da như gentrisone / Remos/ lucas để kháng viêm và làm dịu ngoài da.
- Nếu bị nặng hơn có thể uống Methylprednisolon
- Nếu bị sốc phản vệ phải tiêm bắp adrenalin và truyền tĩnh mạch (Lưu ý: việc này này cần người có kiến thức y học nhất định, thường là Bác Sĩ).
2. RẮN
Đa số rắn ở VN là rắn lành, đặc biệt nếu chúng xuất hiện vào ban ngày. Rắn độc ở nước ta chủ yếu có hai loại: Rắn Lục và Rắn Hổ.
+ Rắn Lục : xuất hiện cả ban ngày, thường nằm im một chỗ, bạn không chạm vào nó thì nó sẽ không tấn công. Loài này chất độc hiếm khi gây tử vong, nhưng nguy cơ hoại tử vết cắn rất cao nếu không được tiêm huyết thanh kháng độc.
+ Rắn Hổ : rất hiếm xuất hiện vào ban ngày. Chúng rất thông minh và thường lẩn trốn khi nghe dấu hiệu của con người, chúng thông qua da bụng để có thể cảm nhận âm thanh truyền từ mặt đất. Độc của họ rắn hổ gây tê liệt hệ thần kinh, bạn sẽ không bị mất chi nhưng nếu không đến bệnh viện kịp thời thì khả năng tử vong rất cao.
* PHÒNG TRÁNH:
Hãy mở to mắt ra quan sát lối đi, dùng gậy khua nếu ở vùng rậm rạp, chân đạp mạnh đất để chúng cảm nhận mà bỏ chạy, hạn chế đi lại về đêm.
* CHỮA TRỊ:
- Rửa vết thương bằng nước muối (không rạch, nặn máu), băng ép bất động chi (không Garô), đưa nạn nhân đế cơ sở y tế gần nhất để chuyển lên bệnh viện có huyết thanh kháng độc.
- Có thể dùng một số biện pháp đông y để làm chậm thời gian phát độc như : Rượu Hội và Viên sừng nai hút độc, Nhựa đu đủ xanh, lá me, lá ổi,...
- Trấn an nạn nhân bình tĩnh, việc này rất quan trọng vì nếu nạn nhân hốt hoảng tim sẽ đập nhanh khiến chất độc vào máu nhanh hơn.
- Hãy nhớ lấy mẫu cá thể tấn công hoặc chụp ảnh cung cấp cho bác sĩ điều trị.
Hi vọng rằng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho chuyến đi và sự an toàn của bạn!
Khi đồng hành cùng Tropical Trekking, bạn sẽ được chuẩn bị bảo hiểm du lịch mạo hiểm nên và được hướng dẫn bởi những chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm. Điều 2TR ưu tiên nhất và sự an toàn và trải nghiệm của tất cả mọi người!