Giỏ hàng

BỘ SƠ CỨU FIRST AID KIT BAO GỒM NHỮNG GÌ?

Trong chuyến trekking/hiking, để xử lý và giúp đỡ những người bị thương trong trường hợp khẩn cấp thì bắt buộc phải có những dụng cụ cần thiết. Dưới đây là thông tin về những thiết bị, dụng cụ cơ bản cần có trong bộ First Aid Kit bạn cần chuẩn bị cho chuyến đi của mình.

First Aid Kit là gì? Tại sao lại cần thiết khi đi trekking?

First Aid Kit hay còn gọi là hộp cứu thương, túi y tế cá nhân, được dùng để dựng các vật dụng, thiết bị y tế dùng để sơ cứu bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp. Túi có thiết kế gọn nhẹ, dễ dàng mang theo bên người và dựng được các vật dụng cơ bản. 

Chúng ta đều hiểu rất rõ rằng những rủi ro không đáng có đều có thể xảy ra bất ngờ. Khi này bộ cứu thương First Aid Kit sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một vết thương nhỏ, nếu không được điều trị kịp thời thì chúng sẽ trở nên nghiêm trọng. Chúng giúp bạn sơ cứu, chữa trị vết thương kịp thời. Đối với những vết thương nặng và nguy hiểm hơn, ví dụ như bị rắn độc cắn, bạn có thể thực hiện sơ cứu kịp thời trước khi đến được cơ sở y tế.

Trong túi cứu thương First Aid Kit bao gồm những gì?

Bạn có thể mua bộ cứu thương First Aid Kit ở các tiệm thuốc, cơ sở y tế. Tuỳ thuộc vào từng địa điểm mà bộ cứu thương sẽ có những thứ khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có thành phần cơ bản sau đây:

  • Bông gòn
  • Găng tay y tế, khẩu trang y tế
  • Thuốc sát trùng
  • Cồn (70, 90)
  • Gạc y tế tiệt trùng
  • Nhiệt kế
  • Băng cuộn y tế nhiều kích thước
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt
  • Nước bù chất khoáng và điện giải
  • Thuốc đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy,…
  • Dầu gió
  • Natri Clorid lọ 500ml
  • Povidine 20ml 10%
  • Khẩu trang chống độc
  • Salonpas
  • Kéo y tế
  • Băng thun cổ tay
  • Pathenol trị bỏng

Đối với các chuyến đi càng xa, dài ngày và nguy hiểm thì bộ sơ cứu càng phải đầy đủ hơn. Bạn có thể tự chuẩn bị cho mình bộ sơ cứu để chúng được đầy đủ nhất và phục vụ phù hợp với cá nhân bạn và mọi người trong chuyến đi.

Dưới đây là danh sách tham khảo bộ First Aid Kit đầy đủ dành cho một chuyến trekking. Chúng có thể thay đổi để đáp ứng nhu cầu cá nhân của từng người nhé. 

Các loại thuốcThiết bị sơ cứuSơ cứu vết động vật cắnCác dụng cụ khác
  • Thuốc tiêu chảy, thuốc đau bụng
  • Thuốc dị ứng
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau
  • Thuốc chống viêm, kháng sinh
  • Kem thuốc trị bỏng
  • Thuốc sức vết côn trùng cắn
  • Thuốc mỡ kháng sinh
  • Thuốc kháng acid
  • Muối bù nước
  • Thuốc kích thích giao cảm (chống dị ứng và sốc phản vệ, thuốc này cần có đơn của bác sĩ)
  • Băng vết thương: băng cá nhân, băng gạc, băng dán cơ, băng phồng rộp da
  • Tăm bông hoặc khăn lau (được bảo quản sạch sẽ)
  • Bông gòn
  • Miếng làm ấm và chườm lạnh
  • Nhiệt kế
  • Đèn pin
  • Găng tay vô trùng
  • Nước rửa tay diệt khuẩn
  • Kéo
  • Nhíp
  • Nước muối, thuốc đỏ để sát trung vết thương
  • Dầu gió
  • Salonpas (dạng dán hoặc xịt)
  • Mền cứu sinh
  • Thuốc nhỏ mắt
  • Khăn ướt sát trùng
  • Vải garo
  • Giác hút
  • Thuốc kháng sinh
  • Dao mổ
  • Dụng cụ trị ong chích
  • Dụng cụ chống bọ ve
  • Nẹp và băng quấn đàn hồi
  • Bình xịt đuổi muỗi, côn trùng
  • Gương
  • Kéo y tế
  • Lưỡi lam hoặc dao nhỏ

 

Bảng tham khảo: Các loại thuốc và dụng cụ y tế cần thiết trong túi First Aid Kit khi đi trekking

Để đề phòng trong trường hợp khẩn cấp, bạn cần chuẩn bị số điện thoại liên hệ người thân, số điện thoại cấp cứu, trung tâm dịch vụ địa phương nơi bạn tham gia trekking. Đồng thời cần hiểu rõ tiền sử bệnh lý của gia đình và bản thân.

Tham khảo: Hướng dẫn sơ cứu vết rắn cắn

Bộ First Aid Kit của Tropical Trekking

Đối với tất cả các tour du lịch mạo hiểm (trekking) của Tropical Trekking đều được chuẩn bị bộ First Aid Kit đầy đủ. Bên cạnh đó các hướng dẫn viên cũng đã được đào tạo qua các lớp sơ cấp cứu, cộng thêm kinh nghiệm, kỹ năng linh hoạt, bình tĩnh ứng phó với tình huống bất ngờ xảy đến. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm tham gia trekking nhé.

Trước và sau mỗi chuyến đi bạn nên kiểm tra lại bộ sơ cứu, nếu thiếu thứ gì thì hãy chuẩn bị lại cho đầy đủ nhé.

 

 

back to top