TREKKING CON ĐƯỜNG MUỐI LỊCH SỬ - TÌM VỀ KHỞI NGUỒN DÂN TỘC
Theo dấu chân người miền Thượng tìm về con đường hạt muối năm xưa.
Khởi nguồn Con đường hạt Muối
Người miền núi rất coi trọng thần linh, trong các buổi cúng bái không thể nào thiếu muối. Thế nên người K'Ho mới có câu “Mẹ boh mẹ bla” (Mẹ muối, mẹ ngà voi), người Ê Đê, Jrai hay nói “Nao trun yuăn mlih hra” (Đi xuống vùng người Kinh đổi muối).
Không giáp biển như các tỉnh miền xuôi, người miền thượng muối còn quý hơn cả vàng. Người ta đo sự giàu có bằng những lon muối cất trong chạn bếp. Muối đắt đỏ và khan hiếm biết bao, ai mà tưởng được rằng một con heo tay ba thời đó chỉ đổi lấy được một lon muối ăn. Người đồng bào thường dùng chén muối tặng cho những người khách quý, hay mỗi khi thăm bệnh.
Trekking Con đường Muối lịch sử
Nếu như Sơn Tinh đã dâng lên Vua Hùng lễ vật quý “một trăm ván cơm, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” để cưới được Mị Châu về làm vợ. Vậy thì người miền thượng phải băng rừng núi cheo leo, gùi trên lưng những sản vật quý như mật gấu, thổ cẩm, nhung hươu, nanh heo, sâm ba kích,... để đối lấy muối dưới miền xuôi.
Những người đàn ông khỏe mạnh trong gia đình được giao trọng trách đi đổi muối. Xuất phát từ sáng sớm tinh mơ, trên lưng gùi những thứ dùng để trao đổi với người Kinh, tay cầm xà gạc, hái rau, săn thú, bắt cá ăn tránh đói, tối dựng chòi ngủ trên cây tránh thú dữ, cứ thế băng rừng mà đi. Mỗi gùi như thế được khoảng 10-15kg muối, đủ cho gia đình ăn gần cả năm. Khởi đầu chỉ có vài ba người, mỗi lần ghé buôn, đoàn lại đông thêm.
Con đường Muối gắn liền với lịch sử dân tộc
Cứ đi như thế mà thành con đường mòn, người ta chẳng xác định được rõ đâu là điểm khởi đầu, đâu là điểm kết thúc của con đường hạt Muối. Chỉ biết rằng chúng đã có từ thời cha ông, con đường gùi những sản vật quý giao thương với miền xuôi. Đến những năm 70-80 sau chiến tranh, người đồng bào vẫn tiếp tục xuống miền xuôi gùi muối.
Chợ An Khê - Nơi buôn bán và trao đổi hàng hoá của người Bahnar (1930) (Nguồn ảnh: Báo Gia Lai)
Vào thời điểm Nguyễn Nhạc khởi binh phong trào Tây Sơn, ông đã mở rộng hoạt động buôn bán ở khu vực bình nguyên An Khê và được người đồng bảo ở đây rất quý mến. Vì thế mà sau này khu vực An Khê trở thành trung tâm kinh tế lớn giữa người Kinh miền xuôi và người đồng bào. Người Bahnar ở phía Đông Gia Lai xuống đổi muối, mắm rồi hộ tiếp tục vận chuyển vào các buôn xa hơn, nơi mà người Kinh không thể tiếp cận được để trao đổi các vật phẩm cần thiết khác.
Chúa Nguyễn Đàng trong cũng tạo nhiều điều kiện cho đồng bào Tây Nguyên giao lưu kinh tế - văn hoá với người Kinh. Nhờ đó, một hành lang giao lưu buôn bán được hình thành kéo dài từ xứ Quảng đến phía bắc Tây Nguyên với 2 tuyến đường chính: một ngả nối Quảng Nam, Quảng Ngãi với Kon Tum, ngả khác thì đi từ Bình Định lên Gia Lai xuyên qua 2 đèo An Khê và Mang Yang.
Quan ba người Pháp - Jean Le Pichon (đồn trú tại Quảng Nam, 1890) là phái viên của toàn quyền Đông Dương Doumer, đã dựa trên con đường mòn từ Quảng Nam lên Bắc Tây Nguyên - đây cũng chính là con đường Muối năm xưa mà cho mở đường kết nối 2 tỉnh lại với nhau hình thành nên con đường 14, nay là một phần của đường mòn Hồ Chí Minh.
Con đường hạt Muối chính là dấu tích cho sự phát triển kinh tế sôi động thời trước, là biểu trung sinh động nhất của việc trao đổi hàng hoá không dùng tiền.
Trekking Con đường Muối lịch sử
Ngày nay, kinh tế phát triển nhanh mạnh, các lối mòn đã được xây thành đường. Những vẫn còn sót lại dấu vết của con đường hạt Muối năm xưa nằm khuất sâu trong Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà. Con đường muối mang theo dấu ấn bản sắc văn hoá của đồng bào tây Nguyên, đồng thời là sự tinh giữa các dân tộc Việt Nam.
Trekking Con đường Muối lịch sử
Nếu bạn muốn theo dấu chân người K'Ho tìm về con đường hạt Muối lịch sử để khám phá những giá trị văn hoá, những câu chuyện lịch sử. Thì hãy nhấc chân lên và đồng hành cùng Tropical Trekking nhé.
Trekking Con đường Muối lịch sử - Bữa ăn đậm chất Tây Nguyên