THỊT GÁC BẾP - ĐẶC TRƯNG HƯƠNG VỊ VÙNG CAO NGUYÊN
Bạn đã nghe nói đến đồ hộp, rau quả sấy khô, dưa muối, mật ong,... là những thực phẩm có thể bảo quản được nhiều năm. Vậy đã bao giờ bạn nghe nói đến cách bảo quản thịt để có thể giữ được lên đến 10 năm mà vẫn thơm ngon và đặc biệt. Đó chính là GÁC BẾP - cách mà đồng bào sinh sống vùng cao dùng để bảo quản thức ăn.
Tùy theo sự ảnh hưởng của khí hậu, thiên nhiên, nguồn nguyên vật liệu và các yếu tố khác mà cách bảo quản thức ăn của mỗi vùng cũng mang nét đặc trưng riêng biệt.
Sự khác nhau trong cách bảo quản mỗi vùng miền
Nếu như người dân vùng ven biển chọn cách phơi khô thức ăn, hải sản,… hay người vùng đồng bằng Sông Cửu Long thường ướp thịt, cá để làm mắm, thì những người sinh sống tại vùng Tây Nguyên lại chọn cách gác bếp để bảo quản thức ăn.
Cách người vùng cao bảo quản thức ăn
Gác bếp
Kết cấu của mỗi căn nhà tại nơi đây luôn luôn sẽ có nhà bếp, mà phía dưới chỗ khu vực nhà bếp đó sẽ có một cái sàn được gác ở trên. Người ở đây sẽ bỏ hết tất cả mọi thứ cần được gác bếp lên đó, hầu hết là thức ăn.
Khói từ củi lửa bay lên sẽ tạo mụi than và bám lên thực phẩm
Mỗi lần nấu ăn, khói và hơi nóng từ củi lửa sẽ bay lên, tạo thành các muội than và bám vào phần thức được đặt phía trên. Chính điều đó sẽ bảo quản cho phần thực phẩm ấy khỏi bị hư hỏng và tránh được các tác động bởi các động vật khác như kiến, gián, ruồi,...
Mức độ bảo quản
Có những miếng thịt được gác bếp đến vài năm, 7-8 năm hay thậm chí 10 năm vẫn còn nguyên vẹn và hoàn toàn có thể dùng được.
Tuy nhiên, khi lấy các thực phẩm được gác bếp ra, người ta phải phải chà sát lên đó để lấy đi phần muội than bám vào. Sau lớp muội than đen sì ấy là miếng thịt vàng ươm đẹp mắt. Cuối cùng, người ta cắt nhuyễn ra, bắt đầu chế biến và thưởng thức.
Nếu bạn muốn trải nghiệm thử thịt gác bếp, hay tìm hiểu thêm về văn hóa vùng Tây Nguyên, hãy bắt đầu hành trình Trekking về núi rừng cùng Tropical Trekking nhé!
--